VỀ TRANG TRƯỚC
Tiêu chuẩn ngành: 22 TCN 62-84: Quy trình thí nghiệm Bê tông nhựa
Thông tin chi tiết :

Có hiệu lực từ 21-12-1984 (Ban hành theo quyết định số 2916/KHKT ngày 21-12-1984 )

I-Quy định chung

II .Chế tạo mẫu thí nghiệm

2.1.Muốn xác định các tính chất cơ lý của hỗn hợp bê tông nhựa, phải đầm nén hỗn hợp trong 1 khuôn thép hình trụ rỗng để tạo mẫu thí nghiệm.

Muốn xác định được chất lượng của bê tông nhựa đ• rải ở đường, phải đào hoặc khoan mẫu với điều kiện không làm biến dạng vật liệu để lấy được mẫu nguyên dạng.

Khi đầm nén hỗn hợp bê tông nhựa trong khuôn thép cần đảm bảo cho tải trọng tác động được vào cả 2 mặt hai tấm đệm, có thể tự do chuyển dịch lại gần nhau dễ dàng trong khuôn thép hoăc bằng cách co tải trọng rơi của quả nặng đầm nén lên một mặt của mẫu rồi lộn ngược mẫu để đầm nén tiếp lên mặt còn lại.  

Việc lựa chọn phương pháp và tải trọng đầm nén phụ thuộc vào hàm  lượng đá, vào loại bê tông nhựa và vào hạng mục thí nghiệm cần thực hiện theo quy định đ• nêu ở bảng 1.

2.2.Máy nén (thuỷ lực hay cơ học) để nén chặt mẫu bê tông nhựa (xem hình 1) có cơ cấu như sau:

Hộp máy (3) có 3 khuôn hìmh trụ để có tạo đồng thời 3 mẫu thí nghiệm được liên kết cố định  trên máy. Các chày gi• phía dưới (1) tựa bằng khớp lên tấm đệm dưới (4)của máy và được đặt sâu vào trong khuôn khoảng 23cm. Các chày gi• phía trên (2)liên kết với tấm đệm trên (6) của máy bằng các bản lề đặc biệt(5) .ở phía dưới hộp máy (3)có bố trí thiết bị đốt nóng bằng dầu (7)để giữ cho thành khuôn có nhiệt độ không đổi từ 801000C trong quá trình thí nghiệm với hỗn hợp bê tông nhựa nóng hay ấm. Khi tạo mẫu bằng bê tông nhựa nguội thì không được đốt nóng hộp và khuôn. Bộ phận tỳ chuyên dùng(8)dùng để tháo mẫu ra khỏi khuôn cũng được liên kết với tấm đệm trên(6) của máy bằng bản lề.

Khi máy hoạt động để nén chặt mẫu bê tông nhựa cần đảm bảo cho áp lực tác động lên mẫu là 400kg/cm2.

 Nếu công xuất của máy không đủ để nén đồng thời 3 mẫu thì máy cũng được dùng để nén một mẫu theo cách tương tự. Khuôn trong hộp máy dùng để tạo mẫu thí nghiệm có đường 

Kính là 71,4mm. còn khi cần tạo mẫu thí nghiệm có đường kính 50,5mm thì đặt thêm các tấm đệm phụ hình trụ và giữ chúng cố định trong khuôn  chính.

Trong trường hợp không có máy nén, thì phải chế tạo mẫu thí nghiệm trong các khuôn đơn (xem hình 2) có kích thước như ở bảng 3.  

(.....)

2.3.Khi tạo mẫu thí nghiệm theo phương pháp ép nén bằng máy nén, trình tự tiến hành như sau:

Trước hết cho thiết bị đốt nóng hoạt động và tăng dần nhiệt độ trong thiết bị đến 901000C đồng thời đièu khiển để đưa các chày gi• phía trên vào trong khuôn khi chế rạo mẫu bê tông nhựanguội thì không dùng đến thiết bị đót nóng). Sau đó điều khiển để đưa các chày gi• phía trên ra khỏi khuôn và dùng vải thấm dầu hoả lau sạch mặt trong của khuôn và các chày gi•. Đổ hỗn hợp bê tông nhựa đá cân sẵn và đ• đun nóng đến nhiệt độ quy định như ở bảng 1 vào trong khuôn qua 1cáu phễu kim loại rồi dùng dao thí nghiệm hay bay trộn đẻ xọc và san đều hỗn hợp trong khuôn. Lại đưa các chày gi• phía trên vào trong khuôn và hạ chúng xuống cho đến khi tiếp xúc với hỗn hợp. Sau đó, đóng động cơ chính của máy và nâng dần tải trọng tác dụng lên mẫu đến 400kg/cm2 . Duy trì tải trọng này trong 3 phút rồi dỡ tải và điều khiển để đưa bộ phận tỳ đến giữ hộp máy để đùn mẫu ra khỏi khuôn.

2.4.Trình tự tạo mẫu thí nghiệm trong khuôn đơn cần được thực hiện như sau:

Đốt nóng khuôn và chày gi• đến nhiệt độ 90100C khi hỗn hợp bê tônh nhựa thuộc dạng nóng hay ấm và lau nhẹ nhàng bằng giẻ thấm dầu hoả (trong trường hợp tạo mẫu bằng bê tông nhựa nguội thì không đốt nóng khuôn và chày ).Dùng 1 phễu kim loại đổ đầy hỗn hợp bê tông nhựa đ• cán trước vào khuôn có lắp sẵn tấm đệm dưới nhô ra khỏi đáy khuôn từ 1,5 đến 2cm .dùng bay hay dao thí nghiệm xọc và san đều hỗn hợp trong khuôn. Đặt tấm đệm trên vào khuôn và đặt toàn bộ khuôn mẫu lên tấm ép dưới của máy. Điều khiển cho tấm ép trên các máy tiếp xúc với tấm đệm trên của khuôn và cho chạy động cơ điện của bơm đầu máy nén để tăng dần áp lực nén vào hỗn hợp cho đạt kết quả đến 400kg/cm2. Giữ nguyên vị trí số áp lực này đối với hỗn hợp trong 3 phút rồi dỡ tải và dùng 1thiết bị nén chuyên dùng để tháo mẫu ra khỏi khuôn.

Trong quá trình tạo mẫu, phải loại bỏ những mẫu bị sứt ở mép hoặc có 2 mặt đáy không song song. 

2.5.Khi tạo mẫu theo phương pháp hỗn hợp, cần thực hiện theo trình tự như sau:

Theo phương pháp này, hỗn hợp bê tông nhựa được làm chặt bằng máy rung và sau đó được ép nén dưới áp lực 260kg/cm2 bằng máy nén.

Mẫu thí nghiệm được chế tạo trong khuôn đơn (như đ• nêu ở mục 2.4.). Sau khi đốt nóng khuôn đến nhiệt độ 901000C và lắp tấm đệm dưới vào khuôn sao cho nó nhô ra ngoài đáy khuôn từ 2 đến 2,5cm thì đổ đầy hỗn hợp vào khuôn và đặt nó lên bàn máy rung. khuôn được giữ chặt trên máy rung bằng một thiết bị chuyên dùng. Mở máy nổ rung hỗn hợp bê tông nhưa trong khuôn trong 3 phút với tần số dao động 3000vòng/phút. Dao động rung được truyền đến hỗn hợp qua tấm đệm còn tải trọng để tạo nên áp lực 0,3kg/cm2 thì tác động vào hỗn hợp theo nén ép tự do. Sau khi kết thúc quá trình rung đặt khuôn mẫu lên bệ máy nén để nén mẫu dưới áp lực 250kg/cm2.Giữ nguyên áp lực này trong vòng 3 phút rồi dỡ tải và dùng thiết bị nén chuyên dùng để tháo ra khỏi khuôn.

2.6.Khi tạo mẫu thí nghiệm, bằng phương pháp gi• với thiết bị đầm nén bằng quả nặng rơi, cần thực hiện theo trình tự như sau:

Trong trường hợp này, thiết bị đầm nén bao gồm. Một khung có tấm tựa bằng thép (xem hình 3) liên kết chặt  trên  một tấm gỗ, 1 tấm đế bằng thép đặt ở dưới khuô(xem hình 4) một khuôn để đựng mẫu có lắp thêm ống nối ở phía trên (xem hình 5) và một tấm ép có  và cần (thanh dẫn)và quả nặng (tải trọng xem hình 6) 

 

Trước hết, phải cố định  khung thiết bị với tấm gỗ đặt trên nền nhà bằng bê tông xi măng và đảm bảo cho khung và tấm gỗ có vị trí thẳng đứng, còn tấm nhựa bằng thép có vị trí nằm ngang      

Trước khi tạo mẫu, đốt nóng tấm đế khuôn và ống nối ở trên đến nhiệt độ 901000C. dùng vít bắt chặt đế khuôn vào tấm tựa bằng thép rồi đặt khuôn có lắp sẵn phần ống nối len tren. Khi đặt khuôn, cần luồn 2cái mấu ở ống nối vào 2 bu lông gắn sẵn ổ đế khuôn và dùng đai ốc để định vị khuôn.

Trong mỗi một khuôn, đặt một miếng giấy thấm hình tròn có đường kính 10cm rồi đổ hỗn hợp bê tông át phan đốt nóng và cân sẵn vào và dùng dao xọc  và san đều hỗn hợp sao cho mặt hỗn hợp hơi lồi ra ngoài khuôn. đặt tấm ép có lắp thanh dẫn và quả nặng đ• dược đót nóng lên trên mặt khuôn, rồi đầm hỗn hợp với 50 lần gi• để cho quả nặng có khối lượng 4,55 kg rơi từ độ cao 46cm xuống mặt bàn ếp (tốc độ gi• gần đạt 1 lần trong mỗi giây). Sau đố lật ngược khuôn lại và gi• tiếp 50 lần lên mặt còn lại. cuối cùng, lấy ống thép có đường kính trong 100mm chụp lên khuôn mẫu và dùng bàn ép đẩy nhẹ nhàng mẫu ra khỏi khuôn.  

 

2.7.Dù tạo mẫu thí nghiệm theo phưong pháp nào (từ 2.3 đến 2.6 )cũng cần chú ý đến mấy điểm sau đây: Khi tạo mẫu, nhiệt độ của hỗn hợp bê tông nhựa phải phù hợp với các trị số quy định trong bảng 1 ở phần trên 

-Kích thước mẫu và khối lượng bê tông nhựa cần thiết để tạo nốt mẫu phụ thuộc theo loại thí nghiệm cần thực hiện phải đảm bảo theo quy định trong bảng 4 .

Bảng 4

Kích thước mẫu và khối lượng bê tông nhựa cần thiết để tạo một mẫu thí nghiệm

(...)

-Trước khi dùng các mẫu tạo sẵn theo phương pháp kể trên (từ 2.3 đến 2.6) để thực hiện các hạng mục thí nghiệm cần thiêt, phải giữ mẫu ở nhiệt độ 20 20C trong khoảng từ 12 đến 42 giờ .

2.8.Các mẫu đào hoặc khoan ở mặt đường mang về cần được xử lý để chuẩn bị cho thí nghiệm như sau :

Trước hết, cần làm sạch mẫu, rồi đo chiều dầy và ghi lên mẫu các dấu hiệu biểu thị tính đồng nhất của các thành phần vật liệu phân bổ trên mẫu và tình trạng dính bám giữa các lớp đ• quan sát được . Sau đó chia các mẫu đào hoặc khoan này theo từng lớp kết cấu vật liệu để tiến hành thí nghiệm riêng biệt cho mỗi lớp.

Từ các mẫu đào, lấy ra 3 mẫu nguyên dạng có khối lượng từ 200 đến 400g, có dạng gần hình vuông hay chữ nhật với mỗi cạnh dài 510cm để xác định khối lượng thể tích, độ rỗng, độ b•o hoà và tính ổn định nước.

Từ các mẫu khoan, lấy ra 3 mẫu nguyên dạng để xác định khối lượng thể tích, độ b•o hoà và tính ổn định nước, và lấy ra 3 mẫu nguyên dạng nữa để thí nghiệm độ bền, độ chảy theo phương pháp Mác san.

Trước khi thí nghiệm, phải sấy khô các mẫu nguyên dạng trong 3 điều kiện chân không ở nhiệt độ 35400C hay ở trong bình hút ẩm có can xi clorua khan, cho đến khi khối lượng mẫu  không đổi. Phần mẫu đào còn lại hoặc vài ba mẫu khoan còn lại cần được đốt nóng trên bếp cất hoặc trong tủ sấy đến nhiệt độ quy định như ở bảng 1 và phá mẫu cho đến khi các thành phần cốt liệu không còn dính vào nhau nữa rồi đem chế tạo thành các mấu thí nghiệm như đ• trình bày trong các mục từ 2.1 đến 2.6 

2.9.Muốn kiểm tra thành phần của hỗn hợp bê tông nhựa sản xuất tại công xưởng hay lấy từ mặt đường và theo phương pháp chiết bitum, cần chọn mẫu thử có tính chất đại diện cchung cho toàn khối và lấy 100g mẫu bê tông nhựa thuộc loại cát hay hạt nhỏ hoặc lấy 500g mẫu nếu bê tông nhựa thuộc loại hạt trung hay hạt lớn để đưa vào thí nghiệm.

III,  Xác định các chỉ tiêu cơ lý của bê tông nhựa 

3.1 Xác định khối lượng thể tích của bê tông nhựa 

3.1.1.Dụng cu và thiết bị thí nghiệm gồm có: 

Cân thuỷ tinh hoăc cân kỹ thuật ccó độ chính xác đến 0,01g kèm theo các phụ kiện để cân  trong nước.

Chậu men hay chậu thuỷ tinh có dung tích 23 lít 

3.1.2. Trước khi thí nghiệm, phải đúc sẵn 3 mẫu ở trong khuôn theo cácphương pháp đ• nêu tè 2.3 đến 2.6 và lưu mẫu ở 20 20C theo như quy định ở 2.7.rồi lau nhẵn cho hêt các hạt cát, sạn còn bám vào mẫu.

3.1.3. Đem cân mẫu trong không khí với độ chính xác đến 0,01g rồi nhúng mẫu vào trong chậu nước có nhiệt độ 2020C trong 30 phút. Lấy mẫu ra khỏi chậu nước, lau khô rồi cân trong không khí .Sau đó, đem cân tiếp mẫu trong nước có nhiệt độ 2020C.

3.1.4. Khối lượng thể tích của bê tông nhựa tính chính xác đến 0,01g/cm3, được xác định theo:

 
 
Tin liên quan :



Trang : 1
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ GIAO THÔNG AN GIANG
Số 18-19A2 Nguyễn Thái Bình, P.Bình Khánh, TP.Long Xuyên, An Giang
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
HOTLINE
02963 952 644 hoặc 02963 855 848
tkgtag@gmail.com
hinh anh
>>>>>>